1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ

Ngọc Tân Thanh Tùng
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Một người phụ nữ ngồi sụp xuống tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, khóc nấc lên: "Bố ơi, con tìm mãi mà không thấy bố ở đâu cả. Không biết bố có đây không bố ơi".

Vào 20h ngày 5/5, tại TP Điện Biên Phủ, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng", kết nối trực tiếp với 4 điểm cầu Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TPHCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự sự kiện tại điểm cầu TPHCM.

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tại điểm cầu TPHCM (Ảnh: Đoàn Bắc).

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 2

Các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu dự chương trình tại đầu cầu Điện Biên (Ảnh: Duy Linh).

Với thời lượng hơn 110 phút, cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đưa khán giả quay trở lại năm tháng hào hùng với những ký ức không thể nào quên của một thời bom đạn.

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 3

Tiết mục nghệ thuật mở màn chương trình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" (Ảnh: Duy Linh).

Những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 4

Phút lắng đọng xúc động tại điểm cầu TPHCM (Ảnh: Đoàn Bắc).

Khi xem phóng sự về những người con đi tìm cha tại nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính rưng rưng như khóc.

Trong phóng sự, một người phụ nữ ngồi sụp xuống tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, khóc nấc lên: "Bố ơi, con tìm mãi mà không thấy bố ở đâu cả. Không biết bố có đây không bố ơi".

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính rưng rưng khi chứng kiến câu chuyện con gái tìm cha tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 (Ảnh chụp màn hình: Ngọc Tân).

Các nội dung tại 5 điểm cầu được ghép lại thành một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi nơi là những nhân chứng sống, mỗi điểm cầu ghép lại thành bản hùng ca, mảnh ghép nào cũng đều mang ý nghĩa quan trọng.

Sử dụng góc nhìn đồng đại (mô tả các sự kiện tại Hà Nội, TPHCM, Kon Tum, Thanh Hóa... trong cùng thời điểm cách đây 70 năm), chương trình đã cho khán giả thấy một góc nhìn rộng hơn về chiến thắng Điện Biên Phủ. Nó không chỉ diễn ra trên cánh đồng Mường Thanh, mà còn nhận được sự "chia lửa" từ những chiến sĩ cách mạng ở khắp mọi miền đất nước.

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 6

Những người cựu chiến binh nhớ lại những năm tháng bi hùng (Ảnh: Đoàn Bắc).

Tham dự tại điểm cầu quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, và hàng ngàn người dân địa phương.

Theo ghi nhận, từ đầu giờ tối nay, hàng nghìn người dân đã háo hức đổ về quảng trường Lam Sơn để theo dõi chương trình cầu truyền hình.

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 7

Không khí tại điểm cầu Thanh Hóa (Ảnh: Minh Hiếu).

110 phút tái hiện bản hùng ca bi tráng chiến trường Điện Biên Phủ - 8

Hàng nghìn người dân tập trung tại quảng trường Lam Sơn theo dõi cầu truyền hình (Ảnh: Minh Hiếu).